Tụ bù là gì? Cách lựa chọn tù bù cho lưới điện.


Tụ bù là gì?

Tụ bù là gì? tụ bù là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện (điện môi), tụ có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện. Được chia làm hai loại chính là tụ bù trung thế và tụ bù hạ thế. Trong thực tế TỤ BÙ thường có các cách gọi như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi,…

Xem ngay:bảng giá tụ bù nuintek và tụ bù samwha 

Cấu tạo tụ bù

Thường tụ bù có cấu tạo là loại tụ giấy ngâm dầu đặc biệt, gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Toàn bộ được cố định trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.

Xem thêm:Tụ bù dùng để làm gì, cách đấu nối tủ tụ bù

Công dụng của tụ bù

– được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện.

– Tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: Thiết bị đóng cắt ( aptomat ), thiết bị điều khiển ( contactor ), Cuộn kháng lọc sóng hài, Bộ điều khiển tụ bù,Thiết bị đo, hiển thị,…

Phân loại tụ bù

– Tụ bù hạ thế từ 220V đến 1000V

– Tụ bù trung thế

– Tụ trung thế được cách điện bằng dầu ở thị trường Việt Nam thường dùng cho điện áp 6.6kV, 7.2kV, 22kV, 35kV. Có 2 loại 1P 2 sứ và 3P 3 sứ dung lượn từ 50kVAR đến 500kVAR. Đây là sử dụng bù cho hệ thống điện lớn chi phí đầu tư và lắp mới lớn đi kèm với VCB trung thế và Contactor trung thế. Do có số lượng bù trung thế ít. Các hãng sản xuất được tụ bù trung thế cũng ít. Hãng Nuintek là một trong một số hãng sản xuất được tụ bù trung thế đến 30kvar.

Tụ bù hạ thế: được phân thành 2 loại cơ bản là tụ bù cách điện dầu và tụ bù cách điện giấy.

Tụ bù khô là loại bình tròn dài. Ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ lắp đặt, thay thế, chiếm ít diện tích trong tủ điện. Giá thành thường thấp hơn tụ dầu. Tụ bù khô thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt. Tụ khô có dung lượng từ 2.5kVAR đến 50kVAR và có tụ 1P và 3P. Tại thị trường việt nam phổ biến là tụ khô 440V.

Tụ bù dầu là loại bình chữ nhật (cạnh sườn vuông hoặc tròn). Ưu điểm là độ bền cao hơn. Tụ dầu thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù. Đặc biệt là các hệ thống bù công suất lớn, chất lượng điện xấu, có sóng hài (dùng kết hợp với cuộn kháng lọc sóng hài). Tụ bù dầu phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50kVAr và điện áp 415V.

Xem thêm:Nguyên nhân nổ tụ bù

Cách lựa chọn tụ bù cho lưới điện

Chọn tụ bù loại nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho hệ thống và tiết kiệm chi phí là vấn đề băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Đây là câu hỏi rất quan trọng trong bài toán thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng. Để chọn được loại tụ bù phù hợp cần hiểu rõ đặc thù của hệ thống điện từng đơn vị từ đó quyết định lựa chọn:
1. Điện áp nào là phù hợp ( bù trung thế hay bù hạ thế ). Phụ tải có phải dùng kháng không?
– Bù trung thế chi phí đầu tư lớn nhưng chất lượng lưới điện đảm bảo cho Máy biến áp vào RMU
– Bù hạ thế chi phí thấp.
2. Nếu chọn hạ thế thì sử dụng tụ tụ khô hay dầu điện ấp 440V hay 415V
3. Hãng sản xuất chọn hãng có uy tín. Nuintek với thương hiệu từ năm 1968 đáp ứng tất cả các yêu cầu về tụ bù và kháng cho tụ bù của bạn.

Xem thêm:Các phương pháp bù công suất phản kháng

CÁC TIN KHÁC:
- Sơ đồ đấu nối tủ tụ bù
- Tụ bù trung thế
- Biến trở trong proteus ?Cách tìm biến trở trong proteus
- uart là gì?UART và USART khác nhau như thế nào?
- potentiometer là gì?
- Thắc mắc về A1015?
- Biến trở trong proteus? Chia sẻ từ khóa dùng trong protues
- Solid State Relay (SSR) là gì?
- xung clock là gì?Xung clock dùng để làm gì?
- transitor c1815 là gì?Thông tin đầy đủ về transitor c1815
- chân gnd là gì? mass là gì?
- vcc là gì?vdd là gì?Ký hiệu V+/V- trong mạch điện