Hướng dẫn kết nối tủ điện ATS với Máy phát điện


Tủ điện ATS ( Automatic Transfer Switches) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi nguồn chính bị mất thì ATS sẽ khởi động và chuyển sang nguồn dự phòng. Có ATS chuyển đổi giữa nhiều nguồn và giữa hai nguồn. Tại thị trường Việt Nam chỉ phổ biến loại chuyển đổi giữa hai nguồn.
Hướng dẫn kết nối tủ điện ATS với Máy phát điện

Nguồn dự phòng thông thường là máy phát điện. Khi mất nguồn chính  điện lưới mất ATS sẽ khởi động và kiểm soát khởi động máy phát điện. Chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng là máy phát điện. Ngoài dùng kết nối nguồn dự phòng là máy phát điện tại nhà máy điện cũng có sử dụng tủ điện ATS. Đây là chức năng cơ bản của tủ ATS

Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như:mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó còn có những chức năng đặt thêm như là chức năng tạo bộ định thời theo thời gian thực.

Đấu nối cho tủ ATS – Máy phát điện

Sơ đồ kết nối ATS và máy phát điện

Việc đấu nối mạch lực rất đơn giản theo sơ đồ trên. Đấu nối ATS-máy phát điện có bảng điều khiển là bo điện tử thì có 3 hình thức kết nối phổ thông trên tất cả các dong máy phát điện, tất cả các hãng cung cấp bảng điều khiển khác nhau:

– kết nối tủ ATS-máy phát điện qua cổng truyền thông:
– kết nối tín hiệu  điều khiển tủ ATS-máy phát điện qua cổng điều khiển bên ngoài( remostart)
– kết nối trực tiếp điện lưới vào bảng điều khiển của máy phát điện.

Kiểu 1 :  khi dùng kiểu kết nối này bạn cần một khả năng về lập trình và chỉ nên kết nối khi nhà máy của bạn có mạng điều khiển nội bộ. không có nhiều công ty dùng hình thức này

Kiểu 2 : tất cả các bảng điều có chức năng này không những máy phát điện mà bao gồm các loại máy như máy nén khí, máy làm lạnh nước….Nếu bạn sử dụng chức năng điều khiển từ xa cho máy phát điện thì bạn cần để lại kiểu kết nối này cho chức năng đó. Bạn tham khảo bài viết điều khiển từ xa cho máy phát điện,máy nén khí, máy làm lạnh nước.

Kiểu 3 :  kiểu kết nối này chỉ được hỗ trợ khi bảng diều khiển của máy phát điện có hỗ trợ chức năng ATS control. Khi kết nối tủ ATS-máy phát điện theo kiểu 3 bạn không cần bất kì bộ lập trình, nguồn nuôi, hay phần tử điều khiển nào trong tủ ATS bạn chỉ cần duy nhất hai MCCB cùng một khóa chéo về điện + cơ khí (nếu cần) 2 quận hút của MCCB sẽ được cấp nguồn nuôi từ bảng điều khiển xuống. Với những tủ ATS đặt xa máy phát điện hoặc MCCB quá lớn  không nên cho dòng nuôi quận hút MCCB đi qua tiếp điểm bảng điều khiển. Cần qua một rơ le trung gian trong trường hợp này.

Khi Tủ ATS sử dụng phần động lực là ATS nguyên khối hoặc máy cắt

Việc kết nối không có gì thay đổi vẫn áp dụng 3 kiểu kết nối trên. Lưu ý các ATS dạng khối vd: ATS Osung thì có sẵn trung tâm điều khiển nhưng bạn nên dùng trung tâm điều khiển của máy phát cho việc đóng cắt ATS được ăn khớp với toàn hệ thống.

Khi lắp tủ ATS cần lưu ý đến phần tử bảo vệ đầu phát điện

Một số hãng máy phát điện có tích hợp MCCB bảo vệ đầu phát có nhà cung cấp lại để là options. Nếu khi lắp ATS mà không lưu ý đến  việc bảo vệ ngắn mạch cho đầu phát. Khi dùng máy phát có thể làm cháy đầu phát máy phát điện.

CÁC TIN KHÁC:
- Hướng dẫn lựa chọn dây dẫn điện cho gia đình
- Hồ quang điện là gì? Ứng dụng và tác hại của hồ quang điện
- Điện trở là gì?ký hiệu,phân loại nguyên lý, Ứng dụng của điện trở
- Dây điện và cáp điện cách phân biệt
- Dây điện lõi nhôm So sánh dây điện lõi đồng và lõi nhôm
- Cáp ngầm trung thế là gì ? đặc điểm cấu tạo, tiêu chuẩn cáp ngầm trung thế
- Dây cáp điện CXV Cadivi là gì?Ứng dụng của dây cáp điện CXV
- Thiết bị điện tử là gì?
- Hướng dẫn lựa chọn dây dẫn điện trong nhà
- Điện dân dụng là gì?
- Dây trung tính là gì? dây mass là gì? dây mát là gì ?có tác dụng gì? Nó có điện không?
- Dây nóng dây nguội là gì? ký hiệu dây nóng dây nguội